Phòng chống nguy cơ đột quỵ khi tham gia tập luyện thể thao

Đăng bởi Hong Ngoc vào lúc 22/01/2021

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ gồm bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng... Đây đều là bệnh lý thường gặp ở người già. Riêng bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, có bất thường về mạch máu, hoặc tình trạng đông máu, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu, hoặc tắc mạch máu gia tăng.

"Do đó, tập thể dục cường độ cao không tốt bằng tập luyện cường độ trung bình hoặc thấp mà đều đặn, tăng dẻo dai và phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm khác như thừa cân, tiểu đường, tim mạch...

Dấu hiệu nhận biết nguy cơ đột quỵ khi tập thể thao

 Các dấu hiệu của đột quỵ có thể nhận thấy như:

+ Đau đầu dữ dội, choáng váng, cứng cổ và buồn nôn.

+ Gặp khó khăn trong việc nói và hiểu người khác nói gì.

+ Mắt mờ hoặc mù một bên, thấy hình nhân đôi.

+Mất ý thức: người bệnh sững sờ, không biết gì, khó đánh thức hoặc đột ngột, đôi khi tử vong ngay.

Xử lý sao khi có người bị đột quỵ trong quá trình tập luyện?

Nếu bất cứ ai có biểu hiện bất cứ triệu chứng nào như trên, thậm chí không rõ ràng, ngay lập tức gọi cấp cứu 115 vận chuyển an toàn tới bệnh viện gần nhất tìm cơ hội điều trị trong giờ vàng để ''cứu não''.

Trong khi chờ xe cấp cứu, cần giữ thông thoáng môi trường chung quanh bệnh nhân để giúp họ thở tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn. Tuyệt đối không tự ý điều trị cho bệnh nhân bằng bấm huyệt, châm cứu, đánh gió có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị. Không dùng thuốc hay cho bệnh nhân ăn uống.

Trường hợp bệnh nhân không có mạch hoặc ngưng thở, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (80-100 lần một phút) đến khi tim đập lại.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh - các biện pháp để phòng chống nguy cơ đột quỵ khi vận động thể thao

  • Khi tập luyện, người mắc các bệnh trên cần cẩn thận, tránh vận động quá sức, tốt nhất nên có huấn luyện viên quan sát và kiểm tra nhịp tim liên tục để đảm bảo sự an toàn.
  • Người mắc các bệnh mạn tính liên quan đến tim mạch, hô hấp cần lưu ý chế độ tập luyện, dinh dưỡng sau: Luôn kiểm tra nhịp tim và giữ nhịp tim ở vùng an toàn khi tập luyện (<75% nhịp tim tối đa). Kiểm tra huyết áp mỗi ngày (huyết áp luôn giữ ổn định ở mức 120/80mmHg).
  •  Nên điều chỉnh trọng lượng cơ thể để tránh béo phì ảnh hưởng đến các bệnh về tim mạch.
  • Tập luyện 3-5 ngày/tuần để cải thiện và duy trì tình trạng sức khỏe tốt.
  • Không nên ăn quá mặn, giảm lượng muối không quá 1,5g/ngày. Tránh thức ăn có lượng cholesterol cao. Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá.
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Để an toàn khi tập luyện, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để đảm bảo mình hoàn toàn khỏe mạnh để chịu được môn thể thao gắng sức và tìm đến một huấn luyện viên thể hình hướng dẫn các bước tập ban đầu, phù hợp với sức khỏe của bạn.
  • Khi tập luyện, chỉ nên chạm ngưỡng cao nhất là mức độ hơi khó thở nhưng vẫn có thể trò chuyện được. Không lao vào tập gắng sức liên miên mà nên đan xen các khoảng nghỉ.
  • Tập luyện ở những nơi thoáng khí, cố gắng ra ngoài hít thở thật nhiều oxy nếu bạn đang phải tập ở nơi thiếu oxy.
  •  Nếu ngày hôm đó tập luyện mà bạn bị mệt hoặc cảm thấy có dấu hiệu khác thường, hãy dừng việc tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi trong ít nhất 3 ngày.

Một số động tác hỗ trợ phòng chống đột quỵ

Nắm tay phòng tràn máu não

Nghiên cứu phát hiện, tràn máu não liên quan đến phương thức vận động, thói quen sinh hoạt của người bệnh, thiếu vận động thì thành mạch máu não phải rất yếu, dễ gây ra vỡ nứt, vì vậy người bệnh nên hoạt động tay trái nhiều, cách làm như sau: Mỗi sáng, trưa, tối nắm tay không 3 lần, mỗi lần nắm từ 400- 800 lượt.

Nhún vai phòng chống tắc nghẽn mạch máu não

Nhún vai có thể làm cho thần kinh, huyết quản và cơ bắp phần vai thư giãn, hoạt huyết thông mạch, để cung cấp động lực cho lưu lượng máu ở động mạch cổ lưu thông vào não.

Cách làm như sau: mỗi sáng tối nhún vai theo động tác lên xống, mỗi lần thực hiện 4-8 phút.

Lắc đầu phòng chống đột quỵ

Chuyên gia phân tích từ thực tế là công nhân phun sơn rất ít phát sinh đột quỵ do khi làm việc, phần đầu và cổ chuyển động nhiều. Phần đầu chuyển động trước sau có thể gia tăng sức bền của mạch máu, có lợi trong việc phòng chống đột quỵ.

Cách làm là: ngồi thẳng, thư giãn cơ bắp vùng cổ, sau đó chuyển động đầu theo hướng trước, sau, trái, phải, mỗi lần thực hiện 30-50 lần, tốc độ chậm, làm 3 lần mỗi ngày, người bị huyết áp thấp có thể nằm ngửa để tập.

Mát-xa phần cổ ít bị đột quỵ

Mát-xa phần cổ có thể thúc đẩy mạch máu, cơ vùng cổ thư giãn, giảm bớt cholesterol tích tụ, làm cho mạch máu hồi phục đồng thời cải thiện cung cấp máu cho não, phòng chống gây ra đột quỵ.

Cách làm là: hai sau chà xát vào nhau cho nóng, mát xa hai bên trái phải của vùng cổ, tốc độ nhanh một chút, đến lúc da phần cổ đỏ lên là được.

Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho bạn trong quá trình phòng tránh các nguy cơ đột quỵ khi vận động thể thao. Hãy nhớ, trong suốt quá trình tập luyện, sức khỏe và sự lành mạnh của bạn vẫn cần phải được ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, hãy lưu ý các vấn đề trên và tập luyện sao cho hiệu quả và an toàn bạn nhé. Theo dõi website, fanpage của SHAPE để có thêm nhiều thông tin thú vị.

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
039 3344 994